Tin tức
Các thông tin liên quan đến chăm sóc trẻ trong thời điểm này, BS.CK1 Trương Thị Ngọc Phú – Phó Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp của Bệnh viện Nhi đồng 2 sẽ chia sẻ cùng quý phụ huynh dấu hiệu và cách xử trí khi trẻ bị sốc nhiệt!
Theo đó, sốc nhiệt là phản ứng tiêu cực của cơ thể khi tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao kéo dài gây mất nước, điện giải… Nếu diễn tiến nặng có thể khiến não và các cơ quan trong cơ thể tổn thương, thậm chí tử vong. Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao bị sốc nhiệt.
Bác sĩ Phú cho biết, trẻ đang hoạt động trong môi trường nóng có các biểu hiện sau đây, cần nghĩ đến sốc nhiệt:
• Sốt cao, da khô nóng, mạch nhanh, thở nhanh
• Nôn ói
• Lừ đừ, lơ mơ
• Đi đứng không vững
• Hôn mê hoặc co giật
Biện pháp xử trí phụ huynh cần lưu ý:
• Gọi trợ giúp y tế.
• Di chuyển trẻ vào nơi mát, có bóng râm, cởi bỏ bớt quần áo.
• Làm mát da bằng nước (tắm bồn, lau mát), quạt.
• Nếu trẻ tỉnh, cho trẻ uống nước lọc, nước có điện giải (nước khoáng, oresol), nước ép hoa quả nếu có. Nếu trẻ không tỉnh táo, cẩn thận việc cho uống nước vì có nguy cơ sặc.
• Không dùng nước đá lạnh, thuốc hạ sốt.
Nguồn: Bệnh viện Nhi đồng 2
CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO BÉ NGÀY TẾT
Tết sắp đến là các bé đã háo hức, chờ đợi. Nhưng đi kèm với niềm vui của các bé là
nỗi lo của cha mẹ, làm sao để chăm sóc sức khỏe tốt cho bé trong ngày Tết
Tết cũng như những dịp nghỉ lễ khác, các bé được ở nhà, không phải tới lớp, cha
mẹ vừa phải trông chừng bé, vừa phải lo chuẩn bị nhiều thứ. Phải làm sao để duy
trì các thói quen tốt cho bé là cả một sự cố gắng nỗ lực của các bậc phụ huynh. Bởi
chỉ khi đảm bảo được chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học hợp lý, các bé mới
luôn có sức khỏe tốt nhất.
1. Duy trì chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng
Ngày Tết các bé sẽ được thưởng thức nhiều món ngon, đặc biệt là những món ăn cổ
truyền đặc trưng, được ăn nhiều bánh kẹo và chơi thỏa thích. Tuy nhiên, không nên
để mặc các bé thích ăn gì cũng được.
2. Hạn chế đồ ăn vặt, bánh kẹo, nước ngọt
Tết là dịp sum họp, cũng là dịp để thăm người thân, bạn bè. Nhà nào cũng mua
nhiều bánh kẹo, nước ngọt để mời khách, đặc biệt là con trẻ. Làm sao để hạn chế
việc ăn quá nhiều đồ ngọt là một điều cần lưu ý đối với các bậc cha mẹ. Thực phẩm
chứa nhiều đường không những gây ra các vấn đề về răng miệng mà còn gây ra
tình trạng thừa cân, béo phì sau dịp Tết.
3. Không sử dụng chung muỗng nĩa với người khác
Khi tới nhà người khác chơi, các bậc phụ huynh lưu ý không để trẻ dùng chung
muỗng nĩa, chén đũa với người khác. Các bé cũng không nên uống chung ống hút
để tránh các mầm bệnh lây nhiễm thông thường như cảm cúm. Việc dùng chung đồ
cá nhân như vậy có thể gây ra rối loạn tiêu hóa ở những bé có đường ruột không
khỏe.
4. Không cho trẻ vừa ăn vừa chơi hoặc xem ti vi
Tết đến, cha mẹ nào cũng bận, bữa ăn nào cũng bận bịu tiếp đón khách nên trẻ
được tự do thoải mái ăn và chơi không bị nhắc nhở. Nhiều cha mẹ cho con vừa ăn
vừa xem tivi hoặc chạy nhảy để còn rảnh tay tiếp khách mà không biết như vậy là
không tốt cho sức khỏe của bé, khiến các bé dễ bị đau dạ dày, trào ngược thực quản
và hấp thu dinh dưỡng kém.
5. Giữ vệ sinh răng miệng và thân thể
Vệ sinh răng miệng và thân thể là vấn đề thường bị bỏ quên trong dịp Tết. Chủ yếu
là vì cha mẹ chiều con, nghĩ ngày Tết, nhắc nhở con cái nhiều là không tốt, mất
hên. Những việc nhắc bé giữ vệ sinh phải là việc làm hàng ngày: đánh răng rửa mặt
theo đúng thói quen khoa học, vệ sinh chân tay sạch sẽ trước khi đi ngủ, rửa tay
trước khi ăn và sau khi chơi. Có như vậy mới tránh được sự sinh sôi của vi khuẩn,
hạn chế nhiều bệnh cho bé.
6. Duy trì giờ giấc sinh hoạt
Giờ giấc sinh hoạt dịp Tết thường bị đảo lộn. Người lớn thì không sao, nhưng con
trẻ mà không được sinh hoạt theo thời gian biểu hàng ngày sẽ hạn chế phát triển,
ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt của cả nhà sau Tết. Vì vậy, hãy cho các bé
lên giường đi ngủ đúng giờ, tránh thức khuya để chơi, để xem tivi; đánh thức bé
dậy sớm để tập thể dục và ăn sáng đầy đủ. Có như vậy bé mới khỏe mạnh và mau
lớn, phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần. Nên duy trì thói quen sinh hoạt
trong những ngày Tết cho các bé.
7. Trang phục ngày xuân hợp lý
Thời tiết gần đây có nhiều thay đổi, nóng lạnh thất thường, chợt nắng chợt mưa là
cơ hội để nhiều mầm bệnh phát triển, đặc biệt là chứng bệnh viêm nhiễm đường hô
hấp thường gặp ở trẻ. Chính vì thế việc mặc trang phục sao cho các bé được thoải
mái, ấm áp và phù hợp với lứa tuổi là điều quan trọng.
Tránh mặc quá ấm hoặc quá phong phanh, khi thấy trẻ toát mồ hôi cần thay đổi
trang phục cho phù hợp. Khi bé chạy nhảy chơi đùa, tránh mặc rườm rà như váy
dài, áo dài, giày dép gót cao để hạn chế tai nạn và thương tích.
3 ĐIỀU CÁC BẬC CHA MẸ NHẤT ĐỊNH PHẢI LƯU Ý TRONG
NGÀY TẾT
Dạy con các phong tục lễ tết truyền thống, cho con cảm nhận được niềm vui khi
được trải qua một năm mới mạnh khỏe là những điều cha mẹ cần nhớ trong dịp Tết.
Qua năm mới, bé đã lớn thêm 1 tuổi, chúng rất mong đợi không khí náo nhiệt khi
được gặp gỡ nhiều bạn nhỏ tới nhà. Cha mẹ có thể nắm bắt cơ hội ngày tết này, dạy
con những thói quen văn minh, lễ phép trong việc giao tiếp với mọi người.
Đầu tiên cần cho con học các ngôn tự lễ phép, những lời chúc đẹp và thích hợp.
Con bạn có thể nói “Con chúc mọi người một năm mới tốt lành!” chứ không phù
hợp với câu: “Chúc phát tài” hay "Cung chúc tân xuân". Bất kì ai gọi điện đến nhà
hay khách tới nhà đều nhớ nói lời chúc.
Ngoài ra, bé cần học cách tiếp đãi khách như mang nước, bày đồ ăn ... dựa vào
trình độ năng lực của từng trẻ. Đối với trẻ có độ tuổi nhỏ cần chú trọng vào thái độ
lễ phép hơn, khi khách hỏi cần trả lời trung thực, luôn mang vẻ mặt thái độ vui vẻ.
Khi cha mẹ đang nói chuyện với khách không được xen ngang, nô đùa ầm ĩ, không
được tranh luận hay bình phẩm với khách. Cha mẹ cần chú ý quan sát trẻ, kịp thời
ngăn chặn những hành động không tốt của trẻ như chuyển chủ đề cho trẻ quên đi.
Cuối cùng là dạy trẻ cách lịch sự khi tiễn khách, thể hiện cảm tình như “cô chú lần
sau lại tới nhà cháu chơi”... Cha mẹ cần chú ý không nhận xét sau khi khách đã về.
Điều này khiến trẻ rất dễ học theo thói quen nói xấu sau lưng người khác.
Dạy con trở thành một người khách được yêu mến
Khi ra ngoài, cha mẹ đừng bao giờ ngại dẫn theo trẻ, việc dạy trẻ làm khách là một
việc rất tốt.
Đầu tiên hãy cho trẻ biết con sắp đi đâu, con cần xưng hô với người ở đó như thế
nào. Như vậy , khi đối mặt với hoàn cảnh lạ, trẻ sẽ không cảm thấy sợ hãi, ngượng
ngùng. Cha mẹ cần chủ động dẫn trẻ vào giới thiệu với chủ nhà, giúp trẻ cảm thấy
mình được quan tâm, tôn trọng.
Bất kể khi đến nhà bạn nhỏ hay người lớn, trẻ đều phải chủ động nói lời chào trước.
Trẻ cũng nên biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự tiếp đãi nhiệt tình của chủ nhà.
TOP TRÒ CHƠI DÂN GIAN NGÀY TẾT CHO TRẺ EM
1. Ô Ăn Quan
Ô ăn quan là một trong những trò chơi dân gian ngày Tết cho trẻ em được yêu thích
nhất. Bởi trò chơi này không chỉ có tính giải trí cao mà còn rèn luyện tư duy tính
toán cho trẻ rất tốt.
2. Rồng Rắn Lên Mây
Rồng rắn lên mây từ lâu đã trở thành trò chơi ngày Tết được rất nhiều thế hệ trẻ em
ưa chuộng. Trò chơi này mang tính tập thể cao, đòi hỏi tinh thần đoàn kết và phản
xạ nhanh nhạy của người chơi. Khi tham gia chơi, trẻ sẽ học được cách liên kết với
bạn bè và khả năng quan sát tư duy nhạy bén hơn.
3. Bịt Mắt Bắt Dê
Trong ký ức của rất nhiều bạn, bịt mắt bắt dê chính là trò chơi dân gian ngày Tết
gắn với tuổi thơ êm đềm bên những triền đê, con đường làng thân thương. Sau màn
oẳn tù tì gay cấn, người thua sẽ bị bịt mắt và có nhiệm vụ truy đuổi những người
khác. Khi bắt dính một bạn, người bịt mắt cần dựa theo đặc điểm rồi đoán trúng tên
thì mới tính là thắng cuộc.
4. Nhảy Lò Cò
Nhảy lò cò đã trở thành trò chơi dân gian ngày Tết quen thuộc và không thể thiếu
đối với các bạn nhỏ. Sau giờ tan học hay những dịp lễ được nghỉ, những đứa trẻ tụ
họp lại và cùng thi nhảy lò cò. Trò chơi này không giới hạn số người và không
phân biệt nam nữ. Do đó, trẻ sẽ học được kỹ năng giao tiếp để trở nên hòa đồng với
bạn bè hơn.